HACKIS - Hacking Internet Security
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Search
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Tuyệt Kỹ Đong Giai Chân Kinh (tuyệt Kỹ cua trai)
Phân quyền trong Linux-Ubuntu EmptyThu Aug 23, 2012 5:38 am by Admin

» Tuyệt kỹ cua giai
Phân quyền trong Linux-Ubuntu EmptyThu Aug 23, 2012 5:36 am by Admin

» NETCAT.........
Phân quyền trong Linux-Ubuntu EmptyMon Aug 13, 2012 6:35 am by Admin

» Bảo mật CSDL bằng phương pháp mã hóa.
Phân quyền trong Linux-Ubuntu EmptyTue Apr 17, 2012 10:04 pm by Admin

» Hàm mã hóa MD5 bằng JavaScript
Phân quyền trong Linux-Ubuntu EmptyTue Apr 17, 2012 10:03 pm by Admin

» Giá của món quà
Phân quyền trong Linux-Ubuntu EmptyFri Apr 13, 2012 6:01 am by Admin

» Sẽ chỉ yêu ai?
Phân quyền trong Linux-Ubuntu EmptyFri Apr 13, 2012 6:01 am by Admin

» Cách đọc bảng chữ cái!
Phân quyền trong Linux-Ubuntu EmptyThu Apr 12, 2012 10:37 pm by Admin

» Gắn trojan, keylog, virus vào website, forum
Phân quyền trong Linux-Ubuntu EmptyTue Apr 10, 2012 1:14 am by Admin

Affiliates
free forum


Phân quyền trong Linux-Ubuntu

Go down

Phân quyền trong Linux-Ubuntu Empty Phân quyền trong Linux-Ubuntu

Post  Admin Tue Apr 19, 2011 1:45 pm

1. Thay đổi quyền sở hữu tập tin với lệnh chown
Để thay đổi quyền sở hữu đối với một tập tin, hãy sử dụng lệnh chown với cú pháp như sau:

Code:
chown [tùy-chọn]... [chủ][.nhóm] <tập-tin ...>

Lệnh này cho phép thay chủ sở hữu tập tin. Nếu chỉ có tham số về chủ, thì người dùng chủ sẽ có quyền sở hữu tập tin và nhóm sở hữu không thay đổi. Nếu theo sau tên người chủ là dấu "." và tên của một nhóm thì nhóm đó sẽ nhóm sở hữu tập tin. Nếu chỉ có dấu "." và nhóm mà không có tên người chủ thì chỉ có quyền sở hữu nhóm của tập tin thay đổi, lúc này, lệnh chown có tác dụng giống như lệnh chgrp (lệnh chgrp được trình bày dưới đây).

Các tùy chọn của lệnh chown:

Code:
-c, --changes
hiển thị dòng thông báo chỉ với các tập tin mà lệnh làm thay đổi sở hữu (số thông báo hiện ra có thể ít hơn trường hợp -v, -verbosr).
-f, --silent, --quiet
bỏ qua hầu hết các thông báo lỗi.
-R, --recursive
thực hiện đổi quyền sở hữu đối với thư mục và tập tin theo đệ quy.
-v, --verbose
hiển thị dòng thông báo với mọi tập tin liên quan mà chown tác động tới (có hoặc không thay đổi sở hữu).
--help
đưa ra trang trợ giúp và thoát.

Ví dụ, thư mục khanhpt có thông tin về các quyền truy nhập như sau:

Code:
drwxr-xr-x 12 khanhpt root 4096 Oct 23 2007 khanhpt

Người sở hữu hiện tại thư mục khanhpt là người dùng khanhpt. Để người dùng khanh là chủ sở hữu thư mục trên, hãy gõ lệnh:

Code:
# chown khanh khanhpt

Khi đó, nếu dùng lệnh ls thì thông tin về thư mục khanhpt sẽ có dạng:

Code:
drwxr-xr-x 12 khanh root 4096 Oct 23 2007 khanhpt

với người sở hữu thư mục bây giờ là người dùng khanh.
Khi chuyển quyền sở hữu tập tin cho một người khác, người chủ cũ mất quyền sở hữu tập tin đó.

2.Thay đổi quyền sở hữu nhóm với lệnh chgrp
Các tập tin (và người dùng) còn thuộc vào các nhóm, đây là phương thức truy nhập tập tin thuận tiện cho nhiều người dùng nhưng không phải tất cả người dùng trên hệ thống. Khi đăng nhập, mặc định sẽ là thành viên của một nhóm được thiết lập khi người dùng cao cấp root tạo tài khoản người dùng. Cho phép một người dùng thuộc nhiều nhóm khác nhau, nhưng mỗi lần đăng nhập chỉ là thành viên của một nhóm.

Để thay đổi quyền sở hữu nhóm đối với một hoặc nhiều tập tin, hãy sử dụng lệnh chgrp với cú pháp như sau:

Code:
chgrp [tùy-chọn]... {nhóm|--reference=nhómR} <tập-tin...>

Lệnh này cho phép thay thuộc tính nhóm sở hữu của tập tin theo tên nhóm được chỉ ra trực tiếp theo tham số nhóm hoặc gián tiếp qua thuộc tính nhóm của tập tin có tên là nhómR.

Các tùy chọn của lệnh là (một số tương tự như ở lệnh chown):
Code:

-c, --changes
hiển thị dòng thông báo chỉ với các tập tin mà lệnh làm thay đổi sở hữu (số thông báo hiện ra có thể ít hơn trường hợp -v, -verbosr).
-f, --silent, --quiet
bỏ qua hầu hết các thông báo lỗi.
-R, --recursive
thực hiện đổi quyền sở hữu đối với thư mục và tập tin theo đệ quy.
-v, --verbose
hiển thị dòng thông báo với mọi tập tin liên quan mà chgrp tác động tới (có hoặc không thay đổi sở hữu).
--help
hiển thị trang trợ giúp và thoát
Tham số --reference=nhómR cho thấy cách gián tiếp thay nhóm chủ của tập tin theo nhóm chủ của một tập tin khác (tên là nhómR) là cách thức được ưa chuộng hơn. Tham số này là xung khắc với tham số nhóm của lệnh.

3. Thay đổi quyền truy cập tập tin với lệnh chmod
Cú pháp lệnh chmod có ba dạng:

Code:
chmod [tùy-chọn]... <mod [,mod]...> <tập-tin...>
chmod [tùy-chọn]... <mod-hệ-8> <tập-tin...>
chmod [tùy-chọn]... --reference=nhómR <tập-tin...>

Lệnh chmod cho phép xác lập quyền truy nhập theo kiểu (mode) trên tập tin. Dạng đầu tiên là dạng xác lập tương đối, dạng thứ hai là dạng xác lập tuyệt đối và dạng cuối cùng là dạng gián tiếp chỉ dẫn theo quyền truy nhập của tập tin nhómR.

Các tùy chọn của lệnh chmod được liệt kê như dưới đây và có ý nghĩa tương tự các tuỳ chọn tương ứng của các lệnh chown, chgrp:

Code:
-c, --changes
-f, --silent, --quiet
-v, --verbose
-R, --recursive
--help
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 782
Join date : 2009-08-15

https://hackis.forumvi.com

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum